Bạn biết gì về giày chạy bộ?

 

Một đôi giày chạy bộ tốt vẫn luôn là đòi hỏi đầu tiên cho việc chạy bộ hiệu quả dù cho đối với bạn nó chỉ là hoạt động hằng ngày để rèn luyện sức khỏe hay một hoạt động luyện tập nghiêm túc và chuyên nghiệp. Đôi giày chạy bộ tốt với bạn không hẳn là đôi giày tốt nhất mà là đôi giày phù hợp nhất. Phù hợp về mục đích, đặc điểm, thói quen chạy bộ của bạn và đôi khi đó còn là sự phù hợp về “túi tiền”. Nhưng lựa chọn được một đôi giày chạy bộ tốt liệu đã đủ để đảm bảo việc chạy bộ cho bạn một trải nghiệm và hiệu quả tối ưu? Hay còn những điều khác mà bạn vẫn cần phải biết?

 

 

1. Giày chạy bộ là gì? Các loại giày chạy bộ?

 

Hiểu một cách đơn giản, giày chạy bộ là những đôi giày được thiết kể dành riêng cho việc chạy bộ và nó chỉ đảm bảo bảo vệ chân bạn tốt nhất khi bạn sử dụng đúng mục đích này. Nhiều người vẫn luôn có suy nghĩ rằng ngoài việc chạy có thể sử dụng giày chạy bộ song song với những hoạt động khác như tập gym chẳng hạn. Ở một khía cạnh nào đó điều này cũng không hoàn toàn sai nhưng chân của bạn sẽ dễ bị chấn thương hơn bình thường nếu bạn sử dụng như vậy. Kết quả của nhiều thực nghiệm đã chỉ ra rằng giày chạy bộ chẳng bổ trợ tốt cho vận động nào khác ngoài chạy. Còn nếu bạn muốn một đôi giày đa năng hơn, không quá tập trung vào chạy bộ hãy lựa chọn giày tập luyện (giày training), nhưng chạy bộ nghiêm túc thì không có sự thay thế nào khác được đâu nhé.

 

 

Chúng ta vẫn thường biết đến giày chạy bộ với hai loại là giày chạy đường bằng và giày chạy địa hình. Tuy nhiên chúng có thể được phân loại theo một cách khác dựa trên cấu trúc của đôi giày phù hợp với đặc điểm bàn chân khi vận động. Theo cách này, giày chạy bộ được chia thành bốn loại:

 

  • Giày điều khiển chuyển động: Những đôi giày chạy bộ này thường cứng và nặng. Những người có bàn chân phẳng hoặc các vận động viên nặng (các vận động viên sẽ được coi là “nặng” nếu có chỉ số BMI trên 21) được khuyến khích sử dụng loại giày chạy bộ này. Chúng thường có thêm lớp đệm hỗ trợ dày hơn những đôi giày khác

 

  • Giày có tính ổn định: Loại giày chạy bộ này được khuyến khích  cho những người có bàn chân xu hướng lệch trong khi chạy.

 

  • Giày có tính chất cân bằng: Những đôi giày này dành cho những người có bàn chân bình thường không bị lệch trong hay lệch ngoài quá nhiều khi chạy.

 

  • Giày chân trần: Những đôi giày chạy bộ này có xu hướng có ít hoặc hầu như không có đệm và các lớp hỗ trợ ở phần đế. Chúng bao sát và thay đổi theo từng vận động của chân do đó tạo cảm giác như chạy chân trần trong khi vẫn bảo vệ tốt đôi chân của bạn.

 

2. Các cột mốc quan trọng của giày chạy bộ

 

“ The future is faster, greener and made for you” ( Tương lai nhanh hơn, xanh hơn và dành cho bạn)

 

 

Câu slogan huyền thoại xuyên suốt lịch sử của giày chạy bộ cùng với đó là những cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của loại giày thể thao này.

 

  • Cuối những năm 1800: Khởi đầu của giày chạy bộ

Một bảo tàng ở Northampton, Anh hiện đang lưu giữ một chiếc giày được sản xuất từ năm 1865 được cho là chiếc giày chạy bộ đầu tiên trên thế giới. Lý do đôi giày được nhận định là đôi giày dành cho những cuộc chạy bộ xuyên quốc gia bởi phần gai ở đế giày và phần dây da được bao ở gần mũi giày, thiết kế này hỗ trợ cho việc chạy, còn về cơ bản đôi giày gần giống với những đôi giày vẫn được nam giới thời đó sử dụng.

 

 

Đến năm 1890 JW Foster và Sons thành lập một công ty sản xuất giày ngày nay được biết đến với cái tên Reebok , từ đó việc sản xuất và sử dụngnhững đôi giày chạy bộ chuyên nghiệp bắt đầu được chú ý và phổ biển. Những đôi giày chạy bộ đầu tiên được Reebok sản xuất vẫn sử dụng chất liệu da, phần gai tập trung nhiều ở đế giày phía trước.

 

 

  • 1917: Sự ra đời của giày chạy bộ đế cao su

Sau khi quá trình lưu hóa cao su được phát minh cao su bắt đầu được sử dụng cho việc sản xuất giày đặc biệt là giày dành cho thể thao. Những đôi giày chạy bộ với đế cao su trở nên quen thuộc hơn với các vận động viên từ sau Thế chiến thứ nhất khi Keds và Converse ra đời và sản xuất những đôi giày đế cao su rộng rãi. Đáng chú ý là chất liệu upper được thay thế từ da thành vải. Điều này cũng khiến đôi giày chạy thoải mái hơn.

 

 

  • Thập niên 1920 – 1940: adidas và Puma

Thương hiệu adidas vốn được thành lập bởi hai anh em ruột Adi và Rudolf Dassler năm 1924, nhưng sau đó Rudolf Dassler tách ra thành lập thương hiệu riêng đặt tên là Puma, thương hiệu adidas do một mình Adi nắm giữ. Hai công ty trở thành đối thủ từ đó và đến tận bây giờ. Điều thú vị là cửa hàng của adidas và Puma vẫn được đặt ở cùng một thị trấn nhưng nằm ở hai bên bờ sông.

 

  • Những năm 1950 – 1960: Nhu cầu về tốc độ ở những đôi giày chạy bộ

 

Khi hầu hết các vận động viên chạy ở giai đoạn này đều mang những đôi giày gai da giống nhau, chúng không thực sự hiệu quả khi chạy những quãng đường dài. Bill Bowerman, huấn luyện viên trưởng tại Đại học Oregon, bắt đầu suy nghĩ về một đôi giày nhanh hơn cho các học trò của mình. Ông tự thiết kế và mang chúng đến một số nhà sản xuất nhưng đều bị từ chối.

 

 

Những năm 1960, cự ly chạy dài bắt đầu phổ biến hơn, sau những nỗ lực đưa thiết kế của mình đến các nhà sản xuất giày chạy bộ không thành công, Bill Bowerman và Phil Knight – một trong những học trò của Bowerman – đã thành lập công ty Blue Ribbon Sport chuyên phân phối các đôi giày chạy bộ của một công ty sản xuất giày Nhật Bản. Những đôi giày này có những nét tương đồng với thiết kế của Bowerman với một lớp midsole cao su xốp. Không lâu sau đó không thực sự hài lòng với những đôi giày này Bowerman and Knight lập công ty sản xuất của riêng mình vào năm 1971. Hãng giày Nike hình thành từ đó.

 

 

  • Những năm 1970: Giày chạy bộ bánh quế

Những năm 1970 chứng kiến sự ra đời của những đôi giày chạy mang công nghệ. Một bước phát triển so với giai đoạn trước, những đôi giày chạy bộ trong thập niên 1970 được tích hợp các công nghệ tiên tiến hơn, thiết kế dành riêng cho chạy bộ. Công nghệ nổi bật thời kì này là EVA ( Ethylene vinyl acetate). Đó là lớp bọt không khí cung cấp đệm và hấp thụ sốc cho phép các bước chạy trở nên êm ái và giảm chấn thương cho chân. Công nghệ EVA vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong những đôi giày hiện đại ngày nay. Năm 1975 đôi giày chạy bộ đầu tiên sở hữu công nghệ này được ra mắt.

 

 

Nổi bật trong giai đoạn này là những đôi giày bánh quế “thần kỳ” của Nike. Ý tưởng tình cờ đến với Bowerman vào một buổi sáng năm 1971 khi ông nhìn thấy vỉ nướng bánh quế của vợ và ý nghĩ về một đôi giày chạy bộ có phần đế giống vỉ bánh quế đã lóe lên trong đầu ông ngay lúc đó. Bower ngay lập tức thử nghiệm đôi giày chạy bộ này và đáng ngạc nhiên là nó thành công ngoài sức tưởng tượng. Nike Waffle Trainer gây được tiếng vang lớn, trở thành hiện tượng giày chạy bộ lúc bấy giờ.

 

 

Năm 1978, Nike giới thiệu đôi giày chạy bộ cho nữ "Senorita Cortez" . Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử có hãng giày sản xuất giày chạy dành riêng cho nữ.

 

  • Những năm 1980 – 2000: Giày chạy ổn định

Chạy bộ trở thành một trào lưu được yêu thích trong giai đoạn này.

Trong khoảng 10 năm từ 1971 đến 1981 người ta ước tính việc tổ chức các cuộc thi marathon tăng 1.800%, giày chạy bộ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Những đôi giày được thiết kế cho sự ổn định cao.

Năm 1987 Nike tạo ra công nghệ Air Max. Với công nghệ này bạn có thể nhìn thấy phần đế đệm gót chân. Air Max lần đầu ra mắt trên Nike Air Max 1.

 

 

  • Những năm 2000 – 2010: Giày chạy bộ chân trần

Một lần nữa ý tưởng tạo ra những đôi giày tạo cảm giác thật như chạy chân trần lại được đem ra nghiên cứu.

Nike đi đầu trong chiến dịch này khi đưa ra dòng giày Nike Free êm và nhẹ. Đôi giày chạy bộ với trọng lượng giảm đáng kể và phần đế được thiết kế để tái tạo cảm giác chân trần.

 

 

Trong số những đôi giày chạy bộ chân trần ra mắt lúc bấy giờ gây ấn tượng không nhỏ có lẽ phải kể đến đôi giày năm ngón Vibram. Lớp cao su của đôi giày được rút gọn đến mức cực mỏng nhưng nó vẫn chịu được tốt lực tác động cho dù chạy hàng trăm dặm. Tuy nhiên kiểu dáng của đôi giày không được đánh giá cao.

 

 

  • 2010 – 2017: Giày chạy bộ thông minh

Giày chạy bộ ngày càng được thiết kế nhẹ hơn, thoải mái hơn và phù hợp với từng bàn chân của người dùng.

Năm 2012 Flyknit được Nike cho ra mắt. Flyknit là loại vải sợi sử dụng cho phần upper. Sử dụng chất liệu này cho phép giảm trọng lượng đôi giày đồng thời upper co giãn nhịp nhàng theo vận động của chân.

 

 

Năm 2013 đánh dấu sự ra đời công nghệ đế Boost huyền thoại của adidas. Boost cải thiện đáng kể khả năng hấp thụ sốc và phản lực lại cho chân cực tốt. Boost hiện tại vẫn là niềm tự hào của hãng giày adidas.

 

 

Theo lời khuyên của các chuyên gia bạn nên có cho mình ít nhất một đôi giày chạy bộ. Bạn có biết lý do tại sao không?

 

3. Vì sao bạn nên có một đôi giày chạy bộ?

 

- Bảo vệ đôi chân tốt hơn

 

Nhìn chung thiết kế của những đôi giày thể thao đều hướng tới việc bảo vệ đôi chân khỏi những chấn thương và tạo cảm giác thoải mái nhất khi vận động. Nhưng thiết kế nâng đỡ hỗ trợ tối ưu những vị trí trọng yếu của chân những đôi giày chạy bộ sẽ làm tốt những điều này hơn. Thêm vào đó, cảm giác thoải mái gần như vẫn được duy trì tuyệt đối ngay cả khi bạn đã sử dụng đôi giày một thời gian dài. Có lẽ bạn sẽ thắc mắc một đôi giày tập luyện cũng hòa toàn có thể đáp ứng điều này cơ mà? Điều này tất nhiên đúng. Nhưng thông thường trọng lượng giày tập luyện nặng hơn và kiểu dáng cũng không bắt mắt bằng giày chạy bộ nên không nhiều người lựa chọn loại giày này nếu chỉ là hoạt động nhẹ nhàng hằng ngày, còn nếu bạn chạy bộ nghiêm túc thì giày tập luyện tất nhiên là không phù hợp.

 

 

- Hiệu quả luyện tập tốt hơn

 

Mang lại hiệu quả luyện tập và nâng cao thành tích chạy bộ của bạn chắc chắn là điều mà một đôi giày thời trang hay cả giày tập luyện cũng không thể làm tốt như giày chạy bộ. Với thiết kế dành riêng cho chạy bộ đoi giày biết cách hỗ trợ bạn như nào là tốt nhất và phù hợp nhất. Điều này quan trọng đối với cả những người yêu thích chạy bộ và những người chỉ xem đây là một hình thức rèn luyện sức khỏe hằng ngày. Còn nếu chạy bộ không là điều bạn lựa chọn thì ngay cả khi bạn đi bộ cùng cần những đôi giày chạy bởi nó hỗ trợ tốt hơn những đôi giày khác đấy.

 

 

- Phù hợp với mọi hoàn cảnh

 

Ranh giới giữa giày thời trang và giày thể thao ngày càng xóa nhòa. Thực tế là ngày nay ngay cả những đôi giày chạy bộ hay chuyên dụng cho thể thao cũng đều có kiểu dáng bắt mắt hệt như những đôi giày thời trang chính hiệu. Điều này khiến cho những đôi giày chạy bộ gần như có thể sử dụng trong bất kỳ một hoàn cảnh nào đều có thể phù hợp. Mà đôi khi phối đồ cùng những đôi giày chạy bộ còn khiến bạn nổi bật hơn nhiều.

 

 

4. Những điều cần lưu ý khi lựa chọn giày chạy bộ phù hợp

 

Không có giày chạy bộ tốt nhất chỉ có giày chạy bộ phù hợp. Một đôi giày được nhiều người đánh giá cao là bởi chúng phù hợp với nhiều người và sự phù hợp tất nhiên chỉ được đánh giá ở mức độ tương đối nào đó. Vậy những điều bạn cần biết để đánh giá đôi giày chạy bộ có phù hợp với mình là gì?

 

  • Địa hình đường chạy:

Giày chạy đườn bằng và giày chạy địa hình sẽ có khác nhau đôi chút về đặc điểm nên bạn cần quan tâm đến điều này.

Nếu bạn hay chạy trên những con đường nhựa hoặc vỉa hè phẳng ít gồ ghề hoặc chạy trên máy tập nên chọn những đôi giày nhẹ, độ thông thoáng tốt, độ bám của đế tốt. Một vài cái tên gợi ý khá phù hợp là những đôi giày chạy bộ dòng Nike Free, Nike Air Zoom Pegasus, Nike Structure hay adidas Ultra Boost.

 

 

Còn nếu địa hình gồ ghề mới là lựa chọn của bạn thì nên chú ý đến những đôi giày chạy chắc chắn hơn, độ bám đường, kéo đẩy tốt, đặc biệt cổ giày nên được thiết kế ôm sát để bảo vệ chân tốt hơn. Hãy xem xét đến Asics Gel Venture khi chọn giày chạy bộ địa hình nhé

 

  • Cự ly đường chạy:

Một đôi giày chạy bộ chuyên dụng sẽ không cần thiết nếu cự ly chạy của bạn ngắn. Với cự ly này một đôi giày nhẹ nhàng có độ cân bằng như một đôi giày Nike Free Rn 2017 sẽ là phù hợp. Cự ly dài bạn cần những đôi giày có phần đế nâng dần về phía gót. Thiết kế này giúp bạn có đề hơn khi chạy, nên chú ý hơn về bộ đệm của đôi giày.

 

 

  • Đặc điểm bàn chân:

Cấu tạo bàn chân là yếu tố bạn nên để ý khi chọn giày chạy bộ.

+ Vòm bàn chân cao hay xảy ra hiện tượng lệch ngoài khi chạy. Bạn nên lựa chọn những đôi giày có đệm dày mềm mại.

+ Vòm bàn chân thấp dễ xảy ra hiện tượng lệch trong, một đôi giày cấu trúc ổn định kiểm soát chuyển động.

+ Vòm bàn chân bình thường cần đôi giày chạy bộ hỗ trợ chuyển động của cổ chân.

 

 

Nếu bạn vẫn còn phân vân về cấu tạo bàn chân của mình có thể quan sát dấu chân in trên sàn nhà khi bàn chân bị ướt. Việc này giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo chân của mình

 

 

Một đôi giày chạy bộ phù hợp sẽ rất tốt dành cho bạn nhưng đừng vì thế mà chỉ sử dụng duy nhất một loại giày chạy. Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn nên sở hữu ít nhất từ 2 đến 3 đôi giày chạy bộ các loại và sử dụng chúng một cách luân phiên. Điều này giúp chân làm quen được với các loại giày khác nhau từ đó bàn chân sẽ có những sự điều chỉnh thay đổi phù hợp giúp giảm khả năng xảy ra các chấn thương. Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyên bạn nên đi mua giày vào buổi chiều tối hoặc sau khi vừa luyện tập thể thao vì đây là lúc chân bạn giãn nở nhiều nhất, bàn chân sẽ to hơn bình thường. Và đừng quên sắm cho mình một đôi giày mới nếu đôi giày của bạn có dấu hiệu hỏng nhé. Một đôi giày chạy bộ sẽ cần được thay mới khi nó đã được sử dụng cho gần 500km đường chạy.

 

Có một điều nữa khá nhiều người mắc phải đó là mọi người thường không phận biệt rõ ràng giữa giày chạy bộ (running shoes) và giày luyện tập (training shoes), thậm chí có nhiều người còn cho rằng hai loại này là một và không có gì khác nhau về công dụng và vì thế họ sử dụng chúng cho những mục đích như nhau. Đó chính là một trong những lý do giải thích tại sao nhiều người vẫn không hề cảm thấy thoải mái  và hay gặp chấn thương khi chạy bộ cho dù các kĩ thuật chạy bộ được họ vận dụng một cách thuần thục. Vậy sự khác nhau giữa giày chạy bộ và giày luyện tập là gì? Myshoes sẽ đặc biệt bật mí cho bạn trong những bài viết tiếp theo nhé.

 

5. Buộc dây giày chạy bộ?

 

Các cách buộc dây giày chạy bộ có lẽ là điều được ít người quan tâm nhất vì hầu hết mọi người đều cho rằng dây giày chỉ có tác dụng giúp cho giày vừa khít hơn với chân của họ. Nhưng nếu bạn thực sự quan tâm đến chạy bộ và kết quả tập luyện của bản thân có một số kiểu buộc dây bạn cần phải biết đặc biệt khi chân bạn hay gặp những vấn đề lệch trong hoặc lệch ngoài nhiều. Vì sao cách buộc dây giày lại quan trọng với giày chạy bộ? Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng buộc dây giày phù hợp sẽ giảm chấn thương và cảm giác không thoải mái cho chân.

 

Ở đây mình sẽ giới thiệu hai kiểu buộc dây dành cho vòm bàn chân cao, vòm bàn chân thấp còn đối với vòm bàn chân bình thường cách buộc dây giày thông thường là đủ để bảo vệ chân bạn.

 

Vòm bàn chân cao

 

 

Vòm bàn chân thấp

 

 

Với những lưu ý như trên bạn chắc chắn đã chọn được cho mình một đôi giày chạy bộ phù hợp rồi đấy, nhưng nếu vẫn còn một chút không chắc chắn thì đừng ngại ghé thăm các cửa hàng bán giày chạy bộ chính hãng để nhân lời tư vấn từ các nhân viên ở đây nhé. Với những cửa hàng uy tín như Myshoes, các nhân viên bán hàng chắc chắn sẽ giúp bạn lựa chọn được những đôi giày chạy bộ tuyệt vời nhất.

Còn bây giờ bạn có tò mò những đôi giày chạy nào đang được đánh giá cao nhất trong năm 2018 này không? Điểm qua một số cái tên nhé biết đâu đôi giày chạy bộ bạn đang tìm kiếm sẽ nằm trong số đó!

 

6. Top những đôi giày chạy bộ năm 2018 bạn không nên bỏ qua

 

1) Giày Nike Zoom Pegasus 35

 

Sự cải tiến trong công nghệ và kiểu dáng khiến cho đôi giày chạy này thích hợp với hầu như mọi hoạt động chạy. Lần tới nếu muốn sắm cho mình một đôi giày chạy bộ mới thì đừng quên xem xét em nó nhé.

 

 

2) Giày New Balance 890v6

 

Đơn giản nhưng hiệu quả phải chăng là châm ngôn của hãng giày đình đám New Balance khi đưa ra thiết kế cho đôi giày chạy bộ New Balance 890v6 này. Sự kết hợp hoàn hảo giữa các vật liệu thoáng khí , mềm dẻo phần upper và bộ đệm hỗ trợ phần midsole tạo nên một đôi giày chạy bộ tuyệt vời bảo vệ và nâng đỡ tối ưu đôi chân của bạn.

 

 

3) Giày Saucony Ride ISO

 

Cải thiện đáng kể về sự thoải mái và hiệu quả cho việc chạy, 3.Saucony Ride ISO đang được đánh giá là một lựa chọn tốt cho việc luyện tập chạy bộ nhẹ nhàng hằng ngày.

 

 

4) Giày adidas AlphaBounce Beyond

 

Một đôi giày chạy bộ nên được sở hữu bởi bất cứ một tín đồ yêu thích đường chạy nào. Với trọng lượng nhẹ, thiết kế đế nâng đỡ gót cùng với cảm giác chắc chắn khi mang đôi giày gây ấn tượng đặc biệt với những người đã từng trải nghiệm nó. Không chỉ là những người đam mê chạy bộ adidas AlphaBounce Beyond còn được đáng giá là lựa chọn hoàn hảo cho những người vừa mới bắt đầu với việc chạy.

 

5) Giày adidas Ultra Bboost 2018

 

Những đôi giày dòng Boost đình đám của adidas vốn vẫn được biết đến là những đôi giày chạy tuyệt vời. Công nghệ Boost cho phép hoàn trả lại lực một cách tối ưu khiến mỗi bước chạy đầy năng lượng cùng với đó là công nghệ dệt Primeknit ở upper ôm sát chân người mang nhưng vẫn co giãn nhịp nhàng tạo cảm giác thoải mái khi chạy. Tuy nhiên adidas Ultral Boost phù hợp hơn với địa hình đường chạy bằng phẳng và cự ly chạy không quá dài.

 

 

6) Giày New Balance Zante V4

 

Những đôi giày chạy bộ chuyên nghiệp thường có giá không hề rẻ chút nào. Vậy mức giá tầm trung liệu có đôi giày chạy bộ nào thực sự đủ tốt và phù hợp không? Nếu bạn từng thắc mắc điều đó thì câu trả lời là hoàn toàn có nhé. New Balace Zante V4 là những gì bạn đang tìm kiếm. Với mức giá được đánh giá là hấp dẫn nhưng chất lượng không hề thua kém những đôi giày ở phân khúc giá cao đôi giày đang được săn lùng khá nhiều bởi cả những người chạy bộ chuyên và không chuyên.

 

 

Bất cứ một công việc nào cũng sẽ được hoàn thành ở mức tốt nhất có thể nếu bạn luôn có sự chuẩn bị tuyệt vời dành cho nó. Bước đầu tiên để việc chạy bộ của bạn hiệu quả nhất là chọn một đôi giày chạy bộ thật phù hợp. Tham khảo những chia sẻ từ Myshoes và tìm ra đôi giày dành riêng cho bạn nhé.

Phương Thảo - Myshoes.vn