Chạy bộ được xem là một trong những hình thức tập luyện thê thao được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết cách chạy bộ đúng cách làm cho việc này không thu được lợi ích gì còn gây tác động ngược lại cho họ. Hôm nay, Myshoes.vn Blog sẽ chi ra cho bạn những lỗi thường gặp khi chạy bộ để giúp bạn tránh được những tình huống này.

1. Chọn giày sai

Điều quan trọng nhất phải kể đến chính là việc bạn chọn giày. Bởi một đôi giày sai size, sai form, sai mục đích có thê dẫn đến việc bị phồng rộp chân, gặp những chấn thương trong quá trình chạy bộ. Ví dụ., bạn không thể dùng giày Training đê làm giày Running được.

Giải pháp: Vậy để có thể tránh được tình trạng này thì bạn nên đến trực tiếp các cửa hàng chính hãng để tham khảo và lựa chọn một đôi giày phù hợp với bản thân. Còn trong trường hợp, bạn có rất ít các thông tin về giày thì bạn có thể nhờ tới các chuyên viên tư vấn của cửa hàng đấy. Hãy ghé ngay địa chi 249 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội để các chuyên viên của Myshoes.vn tư vấn chi tiết và tìm được cho mình một đôi giày phù hợp với mục đích của bạn nhé.

2. Chạy quá nhanh

Ông bà ta đã có câu : “ Bất cứ cái gì quá đều không tốt” , và đối với chạy bộ cũng vậy. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bạn chạy bộ quá nhanh sẽ gây ảnh hưởng tới tim mạch và tạo nên các chấn thương cho đầu gối của bạn. Đồng thời, khi chạy quá nhiều và quá nhanh cũng sẽ tạo nên hiện tượng “ bị chai” và lúc này việc chạy bộ sẽ không còn mang lại được tác dụng gì cho bạn cả. Đối với những người nhiều hơn 6 km mỗi ngày sẽ làm giảm hiệu quả cho tim mạch so với những người chi chạy dưới 6km mỗi ngày. Và nếu bạn chạy 10 km cho mỗi ngày thì sẽ đây sẽ là nguyên nhân gây gia tăng bệnh tim mạch cho bản thân bạn.

Giải pháp: Bạn cần thiết lập cho mình một bài tập chạy phù hợp với riêng bản thân mình, và số km sẽ được tăng dần theo từng tháng để đảm bảo cho bản thân bạn kịp thích nghi với nó. Trong quá trình chạy bạn cũng cần phải lắng nghe cơ thể của mình, nếu những cơn đau xuất hiện khi bạn chạy thì đây là lời cảnh báo cho việc cơ thể đang bị quá tải và cần sự nghỉ ngơi. Sau mỗi lần bị đau cơ như thế này thì bạn nên dành ra một ngày nghỉ ngơi để cơ thể có thể tự hồi phục lại. Đồng thời, sau một tuần thì bạn cũng nên dành ra một ngày nghỉ không chạy nhé, không nên tham lam tập luyện quá nhiều.

3. Điểm tiếp đất sai

Một trong những lỗi mà nhiều người gặp phải đấy chính là bạn cố tình tiếp đất vượt ngoài khả năng, tầm giới hạn của bạn. Nhiều người lầm tưởng việc này sẽ giúp họ chạy nhanh hơn và nâng sức bền cho bản thân song điều này lại lãng phí sức lực của chính bạn, khiến cơ thể nhanh chóng bị mệt hơn, lạm dụng việc này sẽ dẫn đến việc bản thân bị mất sự cân bằng tạo nên những chấn thương như đau cẳng chân ...

Giải pháp: Vì vậy, bạn nên tiếp đất trong một khoảng nhất định. Hãy đảm bảo bạn tiếp đất bằng cả bàn chân đê tránh mất lực quá nhiều, và bàn tay cũng không nên vung quá cao nhằm gia tăng lực cản trong quá trình chạy. Cố gắng giữ mỗi bước chạy ơ một khoảng đều nhau nhất định, để bản thân có thể làm quen với nó.

4. Không uống đủ nước

Đây được xem là một trong những yếu tố hàng đầu để có thể đảm bảo độ bền của người chạy trong cả quá trình vận động. Trước khi bắt đầu chạy một giờ bạn cần nạp cho mình 450-750 ml nước hoặc các chất lỏng không có chứa caffein, đồng thời tuyệt đối cũng không được sử dụng các chất có cồn như bia hay rượu...

Giải pháp: Để tránh cho bản thân bị mất nước trong quá trình chạy thì bạn nên uống nước trước khi chạy tầm khoảng một tiếng..

5. Chạy quá nhanh khi mới bắt đầu

Ai cũng có một cột mốc và mục tiêu trong quá trình chạy. Song việc, nếu bạn là một người bắt đầu chạy thì bạn không chạy quá nhanh điều này sẽ làm cho bị đuối sức trong những km cuối cùng., những chặng đua cuối cùng.

Giải pháp: Bạn nên bắt đầu chạy với tốc độ vừa phải sau đó sẽ tăng dần để tránh cho tình trạng bị “ sụp đổ “ trong quá trình chạy nước rút.

6. Thở sai cách

Việc giữ hơi thở không đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng tới sự vận động của bạn. Liên tục thở gấp sẽ tạo làm cho miệng bị khô và dễ mất nước hơn.

Giải pháp: Bạn nên kết hợp hài hòa cả việc thở bằng mũi và miệng lúc chạy. Thở bằng miệng sẽ giúp cho chúng ta được cung cấp thêm lượng oxy đang thiếu. Thở bằng mũi sẽ giúp cho cơ bắp cũng được cung cấp thêm một lượng oxy.

Thở nhiều hơn từ các cơ hoành và cơ bụng sẽ giúp bạn tạo thêm được một lượng lớn oxy và thở đúng cách cũng sẽ giúp bạn tránh khỏi được những cơn đau ở bên hông sau khi chạy.

Cuối cùng hãy đi bộ nhẹ nhàng, thư giãn khi bạn cảm thấy mình đang bị hết hơi hoặc bị đau ở hai bên sườn.

Và khi ngừng chạy bạn cũng cần phải đi bộ nhẹ nhàng để tim của bạn kịp thời co giãn tuyệt đối không được ngồi nghỉ ngay sau khi vừa chạy vì điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể bạn.

7. Chọn sai quần áo

Nhiều người quên mất đến chi tiết nhỏ này, song nếu bạn chọn sai kiểu quần áo để chạy bộ thì thật là tai hại bởi nó sẽ gây ra sự khó chịu trong cả quá trình vận động của bạn.

Ví dụ: Nếu chỉ vì muốn đẹp, khoe được những cơ bắp của mình mà chọn những bộ đồ bó sát để chạy bộ thì hậu quả là cơ thể bạn sẽ vô cùng bí bách, và bản thân của bạn cũng không thể bứt phá được các giới hạn của bản thân
Giải pháp: Để chạy bộ hiệu quả thì bạn nên chọn cho mình những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái trong quá trình chạy bộ. Đồng thời, bạn cũng nên lưu ý đến các chất lượng vải. Một số loại vải bên nên kết thân ví dụ như : CoolMax, DryFit, Cotton, Thinsulation, Thermax... đây sẽ là những chất liệu giúp dễ dàng thấm hút mồ hôi, tạo sự thông thoáng, khô ráo cho cả cơ thể...

Vào mùa đông, thì bạn cũng không nên mặc quá nhiều lớp quần áo và một lưu ý nhỏ là trước khi chạy bạn nên làm nóng, khởi động bản thân trước tránh tình trạng bị sốc nhiệt và nếu nhiệt độ quá thấp thì cũng không nên chạy bộ.

8. Không nạp đủ năng lượng

Một lưu ý mà các Runners không nên bỏ qua đấy chính là phải nạp đủ cho bản thân một lượng dinh dưỡng nhất định để đảm bảo đến hiệu suất trong cả chặng đường. Sẽ không có một kẻ ngốc nào mà chạy bộ với một chiếc bụng rỗng được vì đấy chẳng khác gì việc bạn đang hành xác nó vậy.

Giải pháp: Bạn nên nạp cho mình bằng một bữa ăn nhẹ trước 3- 4 tiếng trước khi chạy. Một số các thực phẩm được khuyên dùng như: bánh mì, chuối, ngũ cốc hoặc các thực phẩm về sữa , bơ.... Tránh để bản thân dùng các sản phẩm chứa nhiều chất béo, chất xơ...

Nạp đủ năng lượng cũng sẽ giảm thiểu các tình trạng căng và cứng cơ sau khi chạy.

Sau khi chạy xong cũng đừng quên bổ sung năng lượng sau khi chạy nhé. Các chuyên gia để chỉ ra rằng thời điểm hoàn hảo nhất để bổ sung năng lượng là sau khi chạy 30 phút. Sô cô la, trái cây, sữa chua hoặc sanwich sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn đấy.

Bài viết trên là tổng hợp Top 8 những lỗi sai kinh điển mà những người chạy bộ hay gặp phải. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra được những giải pháp phù hợp trong lúc chạy, giảm thiểu được tối đa các chấn thương.