Trên thị trường ngày nay có rất nhiệu đôi giày với các mẫu mã và kiểu dáng khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu cho người sử dụng. Tuy nhiên không phải đôi giày nào cũng phù hợp với mục đích chạy bộ bạn. Đôi giày có thể tốt với người này nhưng lại không phù hợp với người kia.Vậy làm cách nào để chọn được một đôi giày chạy phù hợp với bạn, Myshoes sẽ tổng hợp tất cả các kinh nghiệm chọn mua giày chạy bộ cho các bạn.

1. Đừng mua giày dựa vào đánh giá của người khác

Đừng mua giày dựa trên đánh giá trên mạng. Các bài viết đánh giá trên mạng dựa vào cảm nhận cá nhân của người mang. Tất cả chỉ mang yếu tố tham khảo và định hướng.

Đôi giày có số lượng người đánh giá và review nhiều nhất chưa chắc nó sẽ phù hợp với bạn. Đôi giày có lượt bán ít nhất và bị chê nhiều nhất có thể nó lại tốt với bạn. Tin chúng tôi đi, với kinh nghiệm bán giày lâu năm Myshoes đã gặp ất nhiều trường hợp như vậy.Bạn cần phải tận tay thử giày nếu không muốn rơi vào tình cảnh này nha.

2.Tìm hiêu kĩ các kiểu giày chạy

Để chọn được đôi giày chạy bộ phù hợp, bạn cần xác định được địa hình chạy của mình:

Chạy đường nhựa, bạn nên chọn những đôi giày được thiết kế chạy trên đường bằng, vỉa hè. Chúng thường rất nhẹ và linh hoạt, chúng được làm bởi những miếng đệm hoặc miếng ổn định bàn chận khi chạy trên các bề mặt cứng.

Giày chạy địa hình, bạn nên chọn loại giày được thiết kế để chạy trên những bề mặt lồi lõm, gồ ghề, nhiều đá, bùn hay nhiều trở ngại khác. Chúng có những đế cao su giày dưới đế để tăng cường độ bám dính và bảo vệ bàn chân tốt hơn.

3.Chọn giày phù hợp với kiểu chạy của bạn

Chạy bình thường, khi chạy bàn chân này thường đáp gần như chính diện khi tiếp xúc với mặt phẳng.Thể hiện sự mài mòn vào phần giữa bàn chân và một phần nho gót chân. Với những bàn chân này nên chọn các loại giày ổn định là tốt nhất.

Overpronation (chạy lệch trong) khi chạy bàn chân phẳng có xu hướng đáp bằng mé trong trước tiên khi tiếp xúc với mặt phẳng những người này thường bị đau đầu gối khi chạy nhiều, những loại giày này sẽ giúp ổn định và kiểm soát chuyển động sẽ phù hợp với họ nhất.

Supination (chạy lệch ngoài) khi chạy bàn chân vòm cao có xu hướng đáp bằng mé ngoài trước tiên khi tiếp xúc với mặt phẳng. Chạy như này sẽ khiến giày của ban sẽ bị mòn nhiều phần rìa bên ngoài giày. Những người này cần những đôi giày có lót đệm hoặc giày hỗ trợ cân bằng. Bạn có thể chọn giày Neutral hoặc Cushion có phần đệm hỗ trợ.

5. Hạn chế mua giày qua mạng

Thời buổi công nghệ tiên tiến bây giờ ai cũng muốn ngồi nhà click chuột và mua hàng online, vừa tiện lợi vừa tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, mua giày lại là vấn đề khác. Chắc chắn không ai muốn trải nghiệm cảm giác mòn mỏi chờ ship giày từ nước ngoài về để cuối cùng không dùng được, phải để chưng hoặc đem cho đúng không. Vậy nên đi mua giày thử tận nơi là sự lựa chọn an toàn nhất

6. Lựa chọn kích cỡ phù hợp

Lựa chọn một đôi giày vừa vặn là sự ưu tiên hàng đầu với runner. Một đôi giày quá rộng sẽ khiến bạn bị mụn nước (blister). Một đôi giày quá chật sẽ khiến bạn bị hội chứng móng chân đen. Để lựa chọn một đôi giày vừa vặn, hai tiêu chí quan trọng nhất gồm: size giày và độ rộng.

Lưu ý

Rất nhiều người trong chúng ta thường hay lấy một size giày làm chuẩn để mua các loại giày khác nhau. Đây có thể là size giày đi làm hàng ngày của bạn, cũng có thể là size giày đi chơi hoặc size bạn ước lượng. Tuy nhiên, mỗi hãng giày có một thiết kế khác nhau. Ví dụ, cùng một số giày, Hoka One One thường dài và rộng, Solomon dài và hẹp, Saucony thường rộng, Asics và Nike thường hẹp. Vì vậy, một lần nữa, bạn nên thử giày trước khi mua, hoặc đo chân và nghiên cứu kỹ bảng size của hãng.

7. Mua giày vào buổi chiều tối

Kinh nghiệm này Myshoes đúc kết được từ khách hàng mua giày đó. Nên mua giày vào buổi chiều tối vì đó là lúc bàn chân bạn giãn nỡ dài nhất trong ngày.

8. Kiểm tra chất lượng giày

Đừng háo hức với đôi giày mới quá mà quên kiểm tra giày trước khi trả tiền nha. Mặc dù biết hàng chính hãng bao giờ cũng trải qua các khâu kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt trước khi bán ra thị trường nhưng chắc chắc không thể tránh khỏi sai sót. Giày chạy bộ được được gia công bằng tay nên rất khó tránh khỏi các lỗi về ngoại hình như dán lem keo, may không đều,…

Chẳng ai muốn bỏ tiền mua về các đôi giày không đẹp như thế. Vì thế, nhớ kiểm tra ngoại hình giày thật kỹ để không mua nhầm các đôi bị lỗi hoặc có các sai sót về thẩm mỹ. Mình sẽ có bài viết chia sẻ kinh nghiệm kiểm tra chất lượng giày trong bài viết sau.

9. Đừng tiếc tiền

Dẫu biết giày hiệu giá rất cao, 2-3 triệu, thậm chí có các đôi lên đến 4-5 triệu, nhưng nếu bạn đã quyết định đầu tư một đôi giày chạy bộ chất lượng để phục vụ nhu cầu tập luyện thì đừng nên tiếc tiền lựa chọn ra đôi giày tốt nhất cho mình. Giày chạy bộ có thể phục vụ bạn 400-600km hoặc hơn, tương đương với gần 1 năm nếu 1 tuần bạn chạy ~10km. Lợi ích bạn có được sau 1 năm chạy bộ sẽ có giá trị hơn nhiều so với số tiền bạn bỏ ra mua giày. Đầu tư cho sức khỏe không bao giờ sai lầm!

10. Đừng quá quan tâm tới vẻ ngoài

Giày chạy bộ phải phục vụ mục đích chạy bộ, không phải mục đích thời trang. Dĩ nhiên, một đôi giày hợp chân, vừa tốt vừa đẹp, thì còn gì bằng, và rất nhiều hãng giày cũng chú trọng đến kiểu dáng thiết kế của các loại giày nên người chạy bộ ngày nay có vô vàn sự lựa chọn. Nhưng hãy nhớ, với hầu hết người chạy bộ, đôi chân khoẻ khoắn và thành tích cá nhân vẫn đem lại mức độ thoả mãn cao hơn số lượt like trên một tấm ảnh chạy bộ đẹp. Vì vậy, cảm nhận khi xỏ giày cùng tính năng của giày là yếu tố nên được ưu tiên hàng đầu khi chọn giày chạy bộ.

Hy vọng bài viết này giúp các bạn lựa chọn được đôi giày chạy bộ ưng ý nha.

Nguyenanh_Myshoes