LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA GIÀY SNEAKER

Đôi giày sneaker đầu tiên được tạo ra bởi Wait Webster vào những năm 1870. Vì vậy, nếu tính đến năm 2022, nó đã và đang trải qua hơn 150 năm phát triển. Các bạn hãy cùng Myshoes tìm hiểu và nhìn lại quá trình đã khiến món đồ thời trang này trở thành biểu tượng của thời trang đương đại.

Trải qua rất nhiều biến động và thay đổi, giày sneaker đã dần dần vượt ra khỏi giới hạn vốn có của nó. Từ một món đồ thời trang chỉ phục vụ cho các vận động viên thể thao, những đôi giày sneaker đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và có thể sử dụng cho rất nhiều đối tượng và nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả những người chơi giày hay những sneakerhead cũng đều biết và quan tâm về lịch sử phát triển của món đồ thời trang này.

NỬA CUỐI THẾ KỈ 19

Ban đầu nó được gọi là giày Plimsoll và trông cũng rất khác biệt so với những đôi giày sneaker hiện nay. Những đôi Plimsoll thường có chất liệu vải rất mỏng, đế cao su và đều chỉ được dùng cho các vận động viên hoạt động thể thao.

Đến năm 1892, hãng cao su Goodyear cho ra mắt mẫu giày mới có tên là Ked, chúng tuy dựa trên thiết kế của những đôi Plimsoll nhưng được thay bằng vải canvas và có phần đế dày hơn. Phần dây giày cũng được thêm vào trong các mẫu giày Ked giúp cho người mang có nhiều sự lựa chọn hơn.

ĐẦU NHỮNG NĂM 1900

Những đôi Plimsoll vẫn rất phổ biến và là sự lựa chọn số một của giới trẻ trong suốt đầu những năm 1900. Mãi đến năm 1917, khi những đôi giày Ked bắt đầu được sản xuất hàng loạt thì chúng trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi và đủ sức cạnh tranh với những đôi Splimsoll.

THẬP NIÊN 1920

Những năm 1920 đánh dấu sự thống nhất của bộ môn thể thao boxing. Chính vì thế, các hãng sản xuất giày thể thao lúc bấy giờ đã bắt đầu thay đổi thiết kế mẫu mã và chất liệu của chúng để phù hợp hơn với yêu cầu của bộ môn này. Những đôi giày sneaker được thiết kế đặc biệt đã giúp cho không chỉ các võ sĩ boxing mà còn cho cả các vận động viên điền kinh trở nên nhanh nhẹn và thoải mái hơn khi thi đấu. Goodyear bắt đầu nhận ra tiềm năng và đã áp dụng thiết kế đặc biệt đấy lên những đôi giày Ked của họ trong nhiều bộ môn thể thao khác.

THẬP NIÊN 1930

Những đôi giày sneaker trong thời gian này bắt đầu thay đổi về thiết kế và dần tiếp cận hơn với thời điểm hiện tại như về mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu. Với sự thay đổi trong kiểu dáng và các chi tiết cắt chéo ở phần đế giày cao su đã làm tăng độ bám cho người mang.

Mặc dù Adolf “Adi” Dassler (nhà sáng lập của adidas) đã tạo ra một mẫu giày chạy bộ hiện đại vào năm 1925. Nhưng đến năm 1976, thiết kế của ông mới được đón nhận rộng rãi khi vận động viên Jesse Owens, đồng thời cũng là chủ nhân của tấm huy chương vàng Olympic, mang một đôi giày của Dassler trong các trận đấu của kì thế vận hội 1936.

THẬP NIÊN 1940

Trong thế chiến thứ hai, những đôi  giày sneaker thường được thay cho những đôi giày tây giúp các binh lính có được cảm giác thoải mái hơn trong việc huấn luyện.

Đến cuối thập niên 1940, mẫu giày bóng rổ All-Stars do Converse thiết kế bắt đầu phổ biến khắp các trường học và trở thành mẫu giày biểu tượng của hãng. Cũng trong thời gian này, Adolf Dassler bắt đầu bành trướng thương hiệu Adidas đồng thời đăng kí bản quyền cho logo ba sọc đặc trưng.

THẬP NIÊN 1950

Những đôi giày sneaker, đặc biệt là những đôi giày chạy bộ tiếp tục phổ biến trong mọi lĩnh vực thể thao. Một số mẫu giày trong thời gian này thường có thêm phần gai nhọn ở gót giày giúp tăng thêm hiệu quả cho các vận động viên chạy nước rút.

Sang nửa cuối của thập niên 50, những mẫu thiết kế giày sneaker đã bắt đầu mang đặc trưng riêng của từng hãng. Điều này giúp cho những mẫu giày sneaker trên thị trường trong thời gian này rất dễ để nhận biết thương hiệu, ngoại trừ phần chất liệu vải canvas và phần đế cao su vốn có.

THẬP NIÊN 1960

Quần vợt bắt đầu phổ biến ở Hoa Kỳ vào những năm 60 và được các vận động viên sử dụng giày sneaker để đi thi đấu. Điều này đã đánh dấu sự lan rộng về thị trường của những đôi giày sneaker, đặc biệt là dòng giày tennis.

THẬP NIÊN 1970

Những năm 70 đánh dấu sự thống trị của Adidas trong lĩnh vực giày chạy bộ. Các mẫu giày của thương hiệu này xuất hiện ở khắp nơi và thường được quảng bá rộng rãi trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng lúc bấy giờ. Cũng trong thời gian này, những đôi sneaker ngày càng được trang bị nhiều tính năng hỗ trợ hơn ở phần gót giày và mũi giày.

THẬP NIÊN 1980

Năm 1984, mẫu giày Air Jordan lần đầu tiên được sản xuất dành riêng cho huyền thoại bóng rổ Michael Jordan, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa Nike và Jordan cho đến thời điểm hiện tại. Đợt phát hành một năm sau đó đã chứng kiến một cơn sốt lớn, biến Nike Air Jordan trở thành một trong những mẫu giày giá trị nhất thế giới.

Những năm 80 là thời điểm tranh đấu quyết liệt giữa hai thương hiệu giày thể thao Nike và Adidas. Trong khi Nike tập trung vào thị trường thể thao (performance) thì Adidas lại hướng đến đối tượng người dùng có nhu cầu sử dụng giày sneaker trong các hoạt động văn hóa, sinh hoạt cơ bản hằng ngày (lifestyle). Điều này được thể hiện bởi sự hợp tác giữa Adidas và nhóm nhạc hip-hop Run-D.M.C trong nửa cuối của những năm 80.

THẬP NIÊN 1990

Sneaker tiếp tục gây sức ảnh hưởng của mình lên thời trang thế giới. Với sức hút khắp nơi kể từ đợt phát hành đầu tiên của mẫu giày Instapump, Reebok đã tiến sâu hơn vào cuộc chơi giày thể thao của những ông lớn khacs như Puma, Adidas, Nike,…

Với việc thương hiệu Air Jordan có dấu hiệu tuột giảm doanh số, Nike được cho là đã cân nhắc việc bỏ thương hiệu này, cho đến khi phiên bản Air Jordan 11 được phát hành vào năm 1996. Thiết kế của nó đã mang đến doanh số khổng lồ đồng thời dẫn đầu xu hướng thời trang trong nhiều năm tiếp theo.

Những đôi chunky sneaker đang là xu hương của thập niên 2010 và nhiều người cho rằng điều đó là do sự ảnh hưởng của thế hệ Millennial. Tuy nhiên, sự thật thì những đôi giày quá khổ ấy đã từng phổ biến đối với mọi giới tính và lứa tuổi từ cuối những năm 90 của thế kỉ 20.

THẬP NIÊN 2000

Thời gian này đánh dấu sự tùy biến vượt bật của những đôi giày sneaker. Sự sáng tạo không ngừng của các nhà thiết kế đã đẩy giới hạn của những đôi giày vốn chỉ dùng để chơi thể thao trở thành một món đồ thời trang thiết yếu.

Usain Bolt phá kỷ lục thế giới trong chặng đua 100 mét tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Đôi giày thể thao bằng vàng của anh ấy cùng việc kết thúc chặng đua với phần dây bị bung ra chính là một trong những khoảnh ấn tượng nhất trong kì Olympic năm đấy

Không chỉ phát triển ở khả năng tùy biến thiết kế, những đôi giày sneaker trong thời gian này còn được trang bị rất nhiều công nghệ và các tính năng vật lí liên quan đến khí động học.

THẬP NIÊN 2010

Những đôi Air Jordan lâu đời vẫn là một cái gì đó rất có giá trị trong mắt của những tín đồ đam mê giày cho đến tận ngày nay. Sự hợp tác của Nike với Off-white,Travis Scott và gần đây nhất là thương hiệu thời trang high-end Dior đã liên tục làm rung chuyển nền thời trang thế giới.

Tuy nhiên, Adidas cũng không hề kém cạnh. Kể từ năm 2015, khi Yeezy lần đầu được ra mắt, mẫu giày hợp tác với rapper Kanye West ấy đã liên tục tung ra những bản tái phát hành và nhiều phối màu khác nhau. Điều đó đã cho thấy tham vọng đồng thời còn là lời tuyên bố và đe dọa đanh thép đối với sự thống trị của Air Jordan trong thời gian này.

Ngày nay, các hãng giày càng ngày càng cạnh tranh nhau nhiều hơn. Các ông lớn đều cho ra mắt các mẫu giày khác nhau và được sự săn lùng của các dân chơi giày. Mặc dù cạnh tranh nhau nhưng các ông lớn vẫn không giảm tụt doanh số mà được sự ủng hộ của rất nhiều khách hàng.

Myshoes hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sắp tới nhé!

   Ngọc Anh – Myshoes.vn